Hiện nay, ở n­ớc ta đã có tới gần ba m­ơi văn bản pháp lý về bảo vệ quyền tác giả. N­ớc ta cũng là thành viên của nhiều điều ­ớc quốc tế về lĩnh vực này. Nhiều vụ vi phạm bị xử lý, mạng l­ới bảo vệ tác quyền cũng đ­ợc thành lập đến cấp tỉnh, vậy mà nạn đạo tranh vẫn ngang nhiên diễn ra, tiếp tục bôi nhọ hình ảnh của mỹ thuật Việt Nam và xâm hại quyền lợi của tác giả.

Chép tranh, tranh chép có phải là đạo tranh?

Tr­ớc hết cần phân biệt rõ hai khái niệm chép tranh và đạo tranh. Chép tranh là việc một họa sỹ (cũng có thể là thợ vẽ) vẽ lại một tác phẩm đã tồn tại tr­ớc đó nh­ng không cùng một động cơ sáng tác với tác giả của tác phẩm ấy. Chép tranh hoặc chép y nguyên phong cách của ng­ời khác mà kí tên mình là đạo tranh, một hành vi mạo danh, phạm pháp. Về bản chất, chép tranh là hoạt động chính đáng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhiều ng­ời muốn có một bức tranh chép của một danh họa để trang trí nhà cửa, thỏa mãn niềm ng­ỡng mộ với ng­ời họa sỹ đã khuất, l­u giữ một kỷ niệm,... Ngoài ra, chép tranh cũng là một bài tập cần thiết cho các họa sỹ trên đ­ờng tìm kiếm tiếng nói nghệ thuật riêng của mình. Cézanne đã từng nói ‘’không có tr­ờng học nào tốt bằng bảo tàng Louvre’’. Ở nhiều n­ớc, họa sỹ chép tranh tập hợp thành công ty, đ­ược nhà n­ước công nhận. Chép tranh cũng là một lao động nghệ thuật và cần đ­ợc trân trọng. Đồng thời đó cũng là một thị tr­ờng đầy tiềm năng, giải quyết công ăn việc làm và là nguồn thu của nhà n­ớc.

Nhu cầu chép tranh và tranh chép chỉ chính đáng khi nó tôn trọng quyền của tác giả. Ở Pháp, các họa sỹ chỉ đ­ợc quyền bán tranh chép khi tác phẩm gốc đã hết thời hạn bảo hộ (70 năm sau khi họa sỹ mất, ở Việt Nam là 50 năm). Các tác phẩm sao chép nhằm mục đích học tập và chỉ sử dụng cho cá nhân không phải xin phép. Sao chép hoặc đăng tải các tác phẩm đang trong thời hạn bảo hộ hoặc của nghệ sỹ còn sống phải có sự cho phép bằng văn bản và phải trả tiền cho tác giả. Không đ­ợc kí tên tác giả vào tác phẩm sao chép, và phải có lời chú thích đi kèm bản tranh chép nói rõ rằng đây không phải là tác phẩm gốc…Áp dụng vào thực tế Việt Nam sẽ thấy : sao chép (ghi rõ nguồn gốc xuất xứ) các tác phẩm của những tác giả mất tr­ớc năm 1956 nh­ Tô Ngọc Vân, Nguyễn T­ờng Lân, Victor Tardieu…thì không phảI xin phép và không phải trả tiền. Sao chép tác phẩm của Bùi Xuân Phái, D­ơng Bích Liên, Điềm Phùng Thị,…. cũng nh­ các tác phẩm của các họa sỹ còn sống để bán hoặc làm sản phẩm pháI sinh thì đ­ơng nhiên phải có sự cho phép bằng văn bản của chủ sở hữu bản quyền và phải trả tiền (xem thêm các điều 25, 26, 27 và 28 luật Sở hữu trí tuệ ban hành tháng 11 năm 2005)*. Các vi phạm sẽ bị xử lý cả về mặt dân sự lẫn hình sự. Đạo tranh, thực chất là một hành động ăn cắp. Vậy mà ở ta, ng­ời đạo tranh, ng­ời bán những bức tranh ấy không thấy xấu hổ và vẫn nhởn nhơ làm giàu…

Cần một liệu pháp tổng hợp và mạnh mẽ


Nguồn gốc chính của tình trạng này là việc quản lý của các cơ quan chức năng quá lỏng lẻo nên cả ng­ời làm tranh giả lẫn ng­ời buôn bán tranh giả đều không bị xử lý hoặc xử lý quá nhẹ. Đây là điều đáng ngạc nhiên vì thực chất các tác phẩm tạo hình cũng là một loại hàng hóa. Sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái có thể bị đi tù, dùng bằng giả thì bị xã hội lên án, thế nh­ng sản xuất và buôn bán tranh giả, tranh nhái thì vẫn vô can. Đa số nghệ sỹ không đ­ợc trang bị kiến thức về pháp luật quyền tác giả. Ng­ời mua thì dễ dãi, thờ ơ. Tranh giả cứ thế mà lan tràn.

Tr­ớc hết cần giải quyết vấn đề từ gốc rễ tức là từ ng­ời nghệ sỹ. Cần thông tin cho họ biết hậu quả về mặt pháp luật và đạo đức của việc đạo tranh, ăn cắp ý t­ởng. Việc này cần làm ngay trong toàn bộ các tr­ờng đào tạo văn hóa nghệ thuật: tr­ờng mỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp, sân khấu điện ảnh, nhạc việc, múa, xiếc,... bởi nghệ thuật đ­ơng đại là nghệ thuật liên ngành. Ở n­ớc ngoài, bản quyền đ­ợc bảo vệ tốt không chỉ nhờ vào các cơ quan quản lý mà còn do chính bản thân nghệ sỹ ‘’chăm chút’’ việc này đến từng chi tiết. Gia đình của Picasso còn lập riêng cả một công ty chuyên theo dõi việc khai thác các tác phẩm của ông và thu tiền tác quyền. Đã đến lúc các họa sỹ Việt Nam phải tập hợp lại để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu chỉ thụ động ngồi một chỗ mà ‘’than’’ thì vi phạm không có lý gì phải tự hạn chế cả. Chỉ cần một vài vụ vi phạm đ­ợc xử nghiêm, tính răn đe sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, về lâu dài, các hoạt động này sẽ mang lại quyền lợi rất lớn cho gia đình các họa sỹ, nh­ng nếu không bắt đầu từ bây giờ, e rằng ‘’sung sẽ không tự rụng’’.

Sản xuất và buôn bán tranh giả cần đ­ợc xử lý nghiêm khắc. Khung hình phạt hiện nay t­ơng đối cao đủ để răn đe, vấn đề là ở khâu áp dụng (phạt hành chính đến 70 triệu đồng và phạt hình sự đến 200 triệu đồng và tới ba năm tù giam). Cho đến nay, việc xử lý chỉ ở mức hành chính nên không có tác dụng. Các gallery buôn bán tranh giả cần đ­ợc c­ơng quyết xử lý nh­ buộc phải đóng cửa trong một thời gian, thông báo trên báo chí (và phải chịu chi phí cho việc này), t­ớc giấy phép kinh doanh, thậm chí truy tố về tội buôn bán hàng giả. Họa sỹ vi phạm và chủ gallery phải bồi th­ờng thiệt hại cho ng­ời bị đạo tranh và chịu án phí. Khi chủ gallery và các họa sỹ phải chịu trách nhiệm cá nhân về những gì mình vẽ, bán, chắc chắn việc buôn bán tranh giả sẽ giảm mạnh. Các biện pháp này không có gì mới, vấn đề là ở chỗ ta có quyết tâm áp dụng hay không mà thôi. Ngoài ra, các cơ quan chuyên trách cũng cần đứng lên chịu trách nhiệm đào tạo kiến thức mỹ thuật những ng­ời làm việc trong các gallery. Trong một bài viết gần đây trên Talawas, họa sỹ Trịnh Cung đã nhắc đến việc từ m­ời năm nay, Hội mỹ thuật vẫn ch­a tổ chức đ­ợc một lớp đào tạo kiến thức nghệ thuật cho ngành kinh doanh tranh.

Ở nhiều n­ớc, việc lập catalogue các tác phẩm, đăng kí là thành viên của một hội quản lý bản quyền, hoặc đăng kí tại trung tâm bản quyền đã trở thành phản xạ bình th­ờng của một ng­ời nghệ sỹ. Để tránh tranh giả các gallery đứng ra đảm bảo bằng uy tín của mình rằng tác phẩm họ bán của chính ng­ời nghệ sỹ vẽ ra, nếu sai họ sẽ hoàn lại tiền (vì thế ít khi ng­ời mua tranh mua thẳng của ng­ời nghệ sỹ dù giá có thể rẻ hơn đến 50%). Khi mua tranh ở các cuộc đấu giá, nếu là tranh giả, ng­ời mua sẽ đ­ợc hoàn lại tiền (điều này đòi hỏi phải xúc tiến đào tạo một đội ngũ chuyên gia thẩm định hiện đang không tồn tại ở Việt Nam). Phần lớn các họa sỹ đều là thành viên của một tổ chức quản lý bản quyền tập thể (mức phí hàng năm chỉ khoảng 15€ một năm và một số phần trăm khi tác phẩm đ­ợc bán). Với số tiền này họ thuê trụ sở cố định và tuyển các chuyên gia về kinh tế, tin học, nghệ thuật, luật pháp,…để bảo vệ các thành viên của mình. Nghệ sỹ cũng có thể tải ảnh và các thông tin liên quan đến tác phẩm của mình vào th­ viện ảo trên mạng của các tổ chức này, vừa để quảng cáo vừa coi nh­ đã đăng kí bản quyền. Các tổ chức này đại diện cho nghệ sỹ trong việc bảo vệ và thu tiền bản quyền (mỗi lần tác phẩm đ­ợc đăng trên sách, báo, làm sản phẩm phái sinh…). Ngoài ra, họ còn xúc tiến việc cải thiện luật bản quyền theo h­ớng có lợi cho hội viên**. Giải pháp này đã đ­ợc cục bản quyền văn hóa nghệ thuật ít nhiều nói đến nh­ng hiện vẫn ch­a thấy thực hiện. Ở Pháp, để chấm dứt thiệt hại một cách nhanh chóng, chủ sở hữu quyền tác giả có thể yêu cầu các cơ quan chức năng tịch thu ngay lập tức tranh giả. Các gallery làm tranh giả bị tẩy chay, họa sỹ bị mất tín nhiệm, điều này lập tức làm giá tranh rớt thảm hại. Đây cũng là một sự răn đe hữu hiệu.

Qua những trình bày ở trên có thể thấy, tình trạng bảo vệ bản quyền ở Việt Nam chỉ có thể đ­ợc cải thiện khi bộ phận bảo vệ bản quyền của các sở văn hóa thông tin cấp tỉnh vào cuộc một cách thực sự. Ngoài ra, chính các nghệ sỹ cũng phải tích cực tự bảo vệ mình. Tr­ớc mắt họ có thể tập hợp nhau lại (nếu hội mỹ thuật không đứng ra làm việc này) để thành lập hai hội quản lý bản quyền tập thể ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với sự hỗ trợ của một hoặc hai văn phòng luật s­ chuyên về bản quyền và hệ thống ‘’tai mắt’’ do chính các họa sỹ và gia đình của mình tự đảm nhiệm trong thời gian đầu. Một vài vụ vi phạm lớn bị xử nghiêm và đ­ợc thông báo rộng rãI trên báo chí sẽ đủ để khởi động guồng máy bảo vệ bản quyền một cách thực sự.

Thời Trung Cổ, để bảo vệ quyền tác giả của mình, có nhà văn đã nguyền rủa những ng­ười sao chép tác phẩm mà không hỏi ý kiến sẽ bị bệnh hủi. M­ời bẩy thế kỷ sau, hy vọng các họa sỹ của ta không phải dùng đến ph­ơng pháp này để tự bảo vệ mình. 

Nguyễn Đình Thành


 

* Toàn văn luật sở hữu trí tuệ : http://www.cov.org.vn/vietnam/viewNew.asp?newId=155

** Trang web tiếng Anh của hội bảo vệ bản quyền cho các nghệ sỹ thị giác tại Pháp: http://www.adagp.fr/ENG/static_index.php
bài đã đăng trên Tuổi Trẻ Online Thứ Tư, 19/04/2006,